đào tạo các lớp nghiệp vụ sư phạm

"Chạy đua" bằng cấp hay bỏ học để làm giàu?

"Chạy đua" bằng cấp hay bỏ học để làm giàu?


Chạy điểm, học hộ, thi thuê, làm bằng giả... là những biến thể của hội chứng bằng cấp, căn bệnh trầm kha khó chữa gây bức xúc trong dư luận.
Bằng cấp vốn là một chứng chỉ xác nhận năng lực của người sở hữu nhưng lại được nhiều người coi như chiếc thẻ thông hành vạn năng, bắt buộc phải có nếu muốn tìm được một công việc tốt trong xã hội. 
Trái ngược với lối tư duy cũ, không ít người đã bỏ dở việc học, tìm thành công theo cách khác và đạt được thành công nhất định bằng thực lực của bản thân mà không cần đến bằng cấp. Nỗ lực đam mê, ước mơ cháy bỏng chính là chiếc chìa khóa giúp họ vượt qua mọi khó khăn và rào cản về bằng cấp. 
Phải chăng, chính “đội quân tiên phong” này sẽ phá rào và tiến tới xóa sổ tâm lý trọng bằng cấp, và phải có bằng cấp bằng mọi giá, đang gây ra không biết bao nhiêu hệ lụy hữu hình và vô hình.
Chủ nghĩa tự học
Hình ảnh Chạy đua bằng cấp hay bỏ học để làm giàu? số 1
Trang Cherry (trái) cạnh một mẫu thiết kế.
Mang về doanh thu nửa tỉ đồng từ bộ sưu tập đầu tiên, cái tên Trang Cherry trở thành một hiện tượng trong làng thời trang trẻ. Đó chính là cô gái trẻ Nguyễn Quỳnh Trang (SN 1994). Tuy nhiên, cô không mấy mặn mà với danh xưng “hot girl nửa tỉ” mà muốn mọi người biết đến mình với vai trò nhà thiết kế. 
Bước chân vào làng thời trang không lâu, cô đã cho ra mắt 3 bộ sưu tập thời trang cao cấp. Bộ sưu tập đầu tiên, Trang đã lập kỷ lục khi đạt doanh thu gần 500 triệu đồng ngay sau đêm diễn. Đơn giản vì những mẫu thiết kế của Trang đã lọt vào mắt các nữ doanh nhân, phu nhân đại sứ, chính khách có mặt tại đêm diễn.
Sau thành công của bộ sưu tập đầu tiên, vài tháng sau, cô được mời sang Ý và Pháp để diễn bộ sưu tập thứ hai tại đó. 
Thành công đến với Trang Cherry sau khi cô bỏ ngang đại học. Lý giải về điều này, Trang nói: “Tôi đã đam mê thời trang từ khi còn rất nhỏ nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng, mình sẽ trở thành nhà thiết kế vì điều đó không phù hợp với truyền thống gia đình và gia đình cũng sợ tôi vất vả. Khi đỗ 2 trường đại học, tôi cũng chọn trường đại học Thương mại và làm sinh viên như bao bạn trẻ khác. Cho tới khi hết năm nhất, tôi thấy rằng, mình không thể từ bỏ đam mê, quyết định xin bảo lưu để theo đam mê”. 
Trang nói, bằng cấp với cô “chỉ là tờ giấy” vì kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ngoài xã hội quan trọng hơn. Tuy nhiên “tờ giấy” này vẫn quan trọng đối với xã hội Việt Nam. “Đa số họ cho rằng, có bằng cấp mới có công việc. Nhưng theo tôi thấy chỉ cần chúng ta giỏi một thứ, tập trung một thứ, đam mê thứ gì thì kiếm tiền và làm việc bằng thứ đó”, cô nói. 
Cùng chia sẻ suy nghĩ đó là Dương Duy Bách, chàng trai sinh năm 1994, có thu nhập hàng chục nghìn USD mỗi tháng. Bách hiện giờ là giám đốc một công ty đào tạo, một công ty công nghệ và một trung tâm tiếng Anh.
Hình ảnh Chạy đua bằng cấp hay bỏ học để làm giàu? số 2
Dương Duy Bách trong một buổi thuyết trình tại tòa nhà Charm VIT.
Bạn của Bách hiện giờ vẫn đang học đại học, trong khi Bách đã tổ chức được rất nhiều sự kiện cho hơn 30.000 sinh viên và 1.000 doanh nhân. Diễn giả 21 tuổi tỏ ra rất quan tâm đến vấn đề đào tạo mặc dù cậu đã bỏ đại học khi còn chưa hết năm thứ nhất. Bách theo chủ nghĩa tự học. 
Cậu chia sẻ: “Tôi có khả năng đọc hiểu tiếng Anh nên tôi đã học qua rất nhiều sách, mỗi tuần, tôi chi 2 triệu đồng để mua các loại sách cần thiết. Tôi cũng học qua những trải nghiệm của bản thân và tất nhiên, qua các khóa học. Tôi quan niệm “không ai giúp bạn thành công ngoại trừ chính bạn” và “học không giúp những điều mình học và bắt tay làm thực sự một công việc nào đó mới có thể đem lại thành công”. 
Thành công không đợi tuổi
Để có được ngày hôm nay, có những đêm Bách đã phải ngồi khóc một mình vì bạn bè bỏ rơi giữa lúc thất bại. Bách nhớ lại thời điểm khó khăn: “Từ sau khi bỏ học đến nay, tôi đã có một hành trình trồi lên sụt xuống. Đội nhóm tan rã, những người bạn từng hứa sẽ bên tôi lần lượt bỏ rơi. Đã có những lúc tôi ngồi khóc một mình. Việc bạn bè bỏ đi không khiến tôi đau bằng việc họ không tin mình, họ ra đi trong im lặng. Song Bách đã thành công. 
Nhà thiết kế Trang Cherry cũng đi lên từ chính những thất bại. Cô bỏ học vì đam mê thời trang. Với số vốn dành dụm được do bán mỹ phẩm, bán bánh, cho thuê đồ chụp ảnh, bán thực phẩm chức năng,... Trang có ý định mở thương hiệu riêng cùng hai người nữa cũng làm thiết kế. Công việc chưa thành, cô bị họ lừa sạch tiền và chuyển chỗ khác. Rồi cô thi một cuộc thi thiết kế nhưng đã không lọt top 10. Những thất bại thi nhau kéo đến, tưởng chừng làm cô gái trẻ gục ngã. Nhưng với suy nghĩ cầu tiến, cô liên hệ với nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam để biết vì sao bài thi của mình không lọt vào vào trong. 
Sau khi chỉ ra những thiết sót của nhà thiết kế trẻ, Đỗ Trịnh Hoài Nam đã nhận ra khả năng thiết kế của Trang và nhận cô làm “đệ tử” để đào tạo. Sau đó, cô tập trung ấp ủ bộ sưu tập đầu tay tận nửa năm, tự làm phụ kiện, tự chọn chất liệu và được diễn cùng sân khấu với người thầy của mình. Và, chính bộ sưu tập đó đã mang lại cho cô thành công đầu tiên. 
Cuộc sống là sự lựa chọn 
Tôi cho rằng cần có lời khuyên với những bạn có ý định bỏ học để khởi nghiệp. Tôi chỉ khẳng định rằng mỗi đường đi đều có những khó khăn riêng. Quan trọng nhất là cần hết lòng với hướng mình chọn. Nếu khởi nghiệp bằng con đường riêng của mình, hãy đi thực sự vững vàng, hãy hết mình và kiên trì... Cũng cần có tâm lý đối đầu với những khó khăn thay vì chỉ lo lắng hay trăn trở. Khởi nghiệp theo cách của mình nhưng luôn phấn đấu cũng là lựa chọn thú vị. Việc lựa chọn khởi nghiệp bằng con đường nào là lựa chọn mang tính chất cá nhân. Lựa chọn đó đôi lúc vừa rất “hoàn cảnh”, vừa rất có duyên... 
(PGS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn) 
Quan niệm “bằng đại học là chìa khóa để thành công” chưa bao giờ đúng 
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) bình luận về quan niệm “Bằng đại học là chìa khóa để thành công” như sau: “Tâm lý sính bằng cấp đang đè nặng lên môi trường xã hội hiện nay. Xã hội chạy theo bằng cấp, gia đình ép con cái phải học ngày học đêm để đạt bằng được tấm bằng đại học đang là gánh nặng ghê gớm với các em. Một số vụ việc các em phát điên, tự tử do trượt đại học cũng là sự cảnh báo cho cuộc sống có quá nhiều áp lực, đồng thời là bài học nhắc nhở các bậc phụ huynh không nên gây sức ép quá lớn cho con em trong việc học hành, thi cử. Một thống kê chưa đầy đủ, 40% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, vậy thử hỏi tấm bằng đại học có nghĩa lý gì? Bản thân người học phải ý thức được rằng, học để lấy kiến thức ứng dụng vào thực tế, chứ học để lấy bằng cấp thì chẳng để làm gì. Chúng ta đang chạy theo số đông, chạy theo những quy luật giả định chứ không phải quy luật thật. Tôi cho rằng vào đại học chưa phải là thành công”. 
Diễn giả Dương Duy Bách: Không thiếu việc, chỉ thiếu người làm việc
PV tình cờ gặp Dương Duy Bách và lướt qua Bách như lướt qua những sinh viên đại học khác. Áo phông trắng, balo đen, vẻ bề ngoài của Bách không có gì nổi bật. Đến khi được giới thiệu về công việc của Bách và nghe đến tài sản “khủng” của cậu, PV đặt lịch và có buổi phỏng vấn Bách. 
Làm sao để người khác nghe bạn nếu bạn không chứng minh mình tài giỏi? 
Vâng, chính vì điều đó nên em đã phải nỗ lực kinh doanh. Hiện giờ em đang có một trung tâm tiếng Anh, một công ty đào tạo, một công ty công nghệ và sở hữu 40% cổ phần của một chuỗi cửa hàng thời trang cao cấp. 
Bạn có dự định học đại học không? 
Bằng đại học là một lợi thế khi xin việc nhưng em không định đi xin việc ở đâu nên em không có dự định đi học lại. Thực ra Việt Nam không thiếu việc mà chỉ thiếu người làm được việc vì hầu hết mọi người đi học để lấy một cái bằng abc nào đó mà không học để làm việc xyz nào đó. 
Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện! 
Share on Google Plus

About Thu Thảo

Hãy chia sẻ bài viết của web nghiệp vụ sư phạm nếu thấy hữa ích nhé
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét